Nấu cháo ăn dặm cho trẻ không phải là việc đơn giản bởi với những mẹ lần đầu sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, lúng túng không biết cách nấu sao cho đủ chất dinh dưỡng. Bài viết 7 lưu ý quan trọng khi nấu cháo ăn dặm cho bé sẽ giúp mẹ an tâm hơn.
1. Dùng nước hầm xương cho trẻ thường xuyên
Việc dùng nước hầm xương cho trẻ dưới 3 tuổi chính là một trong những sai lầm mà nhiều mẹ mắc phải. Bởi việc ăn cháo với nước hầm xương thường xuyên chính là nguyên nhân khiến việc thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ, lâu dần trẻ thấp còi, thiếu canxi và dưỡng chất cần thiết. Hơn nữa, việc dùng nước hầm xương thường xuyên cho trẻ còn khiến trẻ dễ:
- Tiêu chảy, đầy hơi khó tiêu: trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, việc ăn nhiều nước hầm xương trong thời gian dài trẻ dễ bị tiêu chảy cao.
- Thiếu chất dinh dưỡng: bởi trong nước hầm xương có nhiều nitơ, vị ngọt, thơm ngon nhưng lượng đạm và canxi ít nên làm cản trở hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu trẻ dùng nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng, thiếu chất xơ và dễ táo bón.
- Chậm mọc răng, còi xương: Do trong nước hầm xương có lượng canxi thấp nên trẻ khó hấp thụ, khả năng phát triển xương, răng ở trẻ chậm gây ra bệnh còi xương.
- Chán ăn, lười nhai: Cũng là một trong những biểu hiện nếu trẻ ăn thường xuyên cháo với nước hầm xương mà không kèm thịt, cá, rau xanh.Ở giai đoạn ăn dặm, việc trẻ ăn như vậy sẽ cực kỳ nghiêm trọng tạo thói quen lười ăn, kén ăn và chán ăn.
2. Bổ sung chất xơ cho trẻ
Chất xơ đối với trẻ vô cùng quan trọng giúp con khỏi táo bón. Vai trò của chất xơ chính là làm tăng thể tích, mềm phân, kích thích thành ruột, tăng nhu động ruột giúp việc đi ngoài của trẻ đều đặn hơn. Quá trình này sẽ giúp cơ thể thải độc thường xuyên. Chất xơ còn giúp hệ lợi khuẩn đường ruột phát triển, hỗ trợ tốt phân giải, hấp thụ thức ăn.
Các thực phẩm giàu chất xơ cho bé như các loại rau lá xanh, yến mạch, táo, cà rốt, các loại đậu, khoai lang,…
Do đó, các mẹ đừng quên bổ sung chất xơ cho trẻ trong quá trình ăn dặm mẹ nhé.
3. Ăn dặm theo nguyên tắc từ loãng đến đặc
Đó là nguyên tắc cần thiết khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Với những buổi đầu mẹ nên cho trẻ ăn ít cháo loãng để trẻ dễ nuốt rồi tăng dần độ thô với cháo rây, cháo hạt để trẻ làm quen dần.
Khi bé đã quen với việc ăn dặm mẹ có thể cho bé tập nhai để nhận biết được vị của thức ăn.
4. Tuyệt đối không nêm gia vị vào cháo
Thời kỳ ăn dặm của bé vô cùng quan trọng, cần thiết phải bổ sung muối. Tuy nhiên, việc cho muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi là không cần thiết. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thận của bé.
Với trẻ ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận phải làm việc nhiều, tăng nguy cơ tăng huyết áp, tim mạch thậm chí làm tổn thương não bộ của trẻ.
Chính vì vậy, ngoài sữa, thực phẩm hàng ngày thì mẹ tuyệt đối không nên cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ.
5. Bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm
Trẻ bắt đầu ăn dặm thường phải tập làm quen với các thức ăn khác nhau ngoài sữa, việc chế biến các món ăn đòi hỏi mẹ cần phải nắm được làm sao đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết như:
- Nhóm đạm: Giúp bé phát triển đầy đủ hơn. Mẹ nên bổ sung cho trẻ từng tí một để trẻ tập làm quen dần. Nhóm đạm có nhiều trong các loại thịt cá, hải sản
- Nhóm chất béo: Giúp bé phát triển toàn diện mỗi ngày. Nhóm chất béo có nhiều trong dầu, mỡ, bơ thực vật,…
- Tinh bột có nhiều trong gạo, đỗ
- Vitamin và khoáng chất có trong rau củ quả
6. Chọn nguyên liệu nấu với cháo
Để bé ăn không bị nhàm chán, bố mẹ nên chọn các nguyên liệu ngon dễ tiêu hóa, có vị ngọt để kết hợp nấu cháo cho bé ăn dặm. Khi bé đã quen dần với việc ăn uống khi này mẹ có thể đa dạng các loại thực phẩm như đậu, thịt nạc, cá, tôm,…
7. Bổ sung chất béo thực vật
Nhiều mẹ quan niệm không cho trẻ ăn dầu mỡ trong suốt quá trình ăn dặm vì khó hấp thu và không tốt cho sức khỏe. Nhưng nó chỉ đúng khi sử dụng chất béo động vật, còn chất béo thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu lạc,… vừa giúp cháo thơm ngon lại bổ sung năng lượng cho bé.
Lưu ý cháo chín mới cho dầu để đảm bảo giữ dinh dưỡng.
Trên đây là 7 lưu ý quan trọng khi nấu cháo ăn dặm cho bé mà các mẹ nên biết để chế biến bữa ăn dặm đúng cách cho con giúp con ăn ngon, hấp thụ tốt và phát triển toàn diện.
Nguồn: Hà Linh (Tổng hợp)