Trẻ 6 tháng tuổi là độ tuổi bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm đầu tiên. Đây là giai đoạn mà bố mẹ cần chuẩn bị một vài kiến thức cơ bản để giúp bé làm quen với việc ăn uống. Ngoài việc giúp trẻ cảm thấy hứng thú với món ăn thì việc cung cấp các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng. Bethongminh.com sẽ gợi ý món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nhé!
1. Trẻ bắt đầu ăn dặm khi nào?
Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và thiết yếu. Tuy nhiên, việc cung cấp sữa mẹ không thôi là chưa đủ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ở trẻ khi trẻ lớn hơn. Vì vậy, khi trẻ bắt đầu 6 tháng tuổi mẹ cần bổ sung các bữa ăn dặm cho trẻ giúp hệ thần kinh, cơ nhai của bé phát triển đầy đủ. Hơn nữa, trẻ 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa cũng dần hoàn chỉnh nên khả năng hấp thụ thức ăn đặc và phức tạp tốt ngoài sữa mẹ.
Được biết, năng lượng trong sữa mẹ cung cấp khoảng 450kcal/ngày trong khi trẻ cần 700kcal/ngày. Trẻ khi này cần được bổ sung năng lượng nhiều hơn nhưng cần phỉa ăn dặm đúng cách để trẻ không biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi như thế nào? Điều này còn tùy thuộc vào một số biểu hiện ở trẻ như:
+ Cân nặng của trẻ
+ Trẻ cứng cổ, ngồi thằng đầu để mẹ đút thức ăn
+ Trẻ có thể ngoảnh đi chỗ khác nếu không muốn ăn.
+ Trẻ thích thú với thức ăn mẹ cho ăn
+ Không có phản xạ đẩy vật lạ ra ngoài
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm cần:
- Ăn thức ăn tương tự sữa mẹ để trẻ tập thích nghi dần với việc ăn uống
- Cho trẻ ăn thức ăn từ loãng đến đặc để hệ tiêu hóa của trẻ quen với những thức ăn phức tạp
- Ăn từ ít đến nhiều, khi trẻ mới tập ăn mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 1-2 muỗng rồi tăng dần lượng thức ăn
- Ăn ngọt đến mặn: Khi chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nên nấu từ ngọt đến mặn
- Tuyệt đối không cho gia vị vào đồ ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng -12 tháng. Việc bổ sung muối vào thức ăn của con khiến thận phải làm việc nhiều ảnh hưởng đến trẻ sau này. Tuy nhiên, bố mẹ có thể nêm một ít dầu ăn/mỡ vào cho trẻ
- Không ép trẻ ăn khi trẻ không hứng thú
2. Những dưỡng chất cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần đảm bảo đủ các dưỡng chất như:
(1) Nhóm bột: gạo, phở, ngô, khoai, bánh mì, bún, phở, …
(2) Nhóm đạm: cá, thịt, trứng, sữa, đậu nành, đậu/đỗ các loại,..
(3) Nhóm chất béo: dầu mỡ, phô mai, …
(4) Nhóm vitamin và khoáng chất trong các loại rau củ quả tươi.
Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi lượng thực ăn cần được xay, rây nhuyễn và sau đó tăng dần lượng thức ăn lên. Để trẻ có thể phát triển tốt bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? Đây là câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm. Câu trả lời là bố mẹ có thể tập ăn dặm cho con dần dần đến khi con 6 tháng tuổi và tiếp tục bú sữa mẹ.
3. Gợi ý món ăn dặm cho bé 6 tháng
Tùy vào sở thích cũng như điều kiện kinh tế và thời gian của bố mẹ mà chế biến thức ăn dặm cho con. Mẹ có thể cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu truyền thống với cá loại cháo trắng kết hợp với thực phẩm rau củ quả được xay, rây nhuyễn cho bé ăn. Hoặc như các mẹ có thể chọn phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật ích thích bé ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn.
-
Phương pháp ăn dặm truyền thống:
+ Ăn dặm 1-2 bữa/ ngày kết hợp bú sữa mẹ hoặc sữa công thức tùy theo nhu cầu của trẻ
+ Cho trẻ làm quen với bột ăn dặm ngọt rồi chuyển từ từ sang bột mặn
+ Rây nhuyễn thức ăn trước khi cho trẻ ăn
+ Không nêm gia vị vào món ăn của trẻ
Với phương pháp ăn dặm truyền thông cho bé 6 tháng mẹ có thể nấu cháo trắng cùng với các loại rau củ quả cho bé thật mềm để trẻ dễ ăn hơn. Gợi ý món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi:
Thứ 2: Cháo cà rốt, cải xanh
Thứ 3: Cháo khoai lang, cải thìa
Thứ 4: Cháo cà chua, trứng
Thứ 5: Cháo khoai tây, đậu đỗ
Thứ 6: Cháo bí đỏ, cải xoăn
Thứ 7: Cháo bắp cải, đậu xanh
Chủ nhật: Cháo khoai tây, cải bó xôi
-
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:
+ Cho trẻ ăn nhạt, ăn từ ít đến nhiều, loãng đến đặc kết hợp lượng sữa mẹ/ sữa công thức theo nhu cầu của mé
+ Chủ yếu dùng các loại rau củ quả tươi ngon ngọt
+ Không dùng cối xay mà dùng cối giã/ rây để làm mịn thức ăn
+ Cho trẻ ăn riêng các món ăn và thay đổi đa dạng thức ăn hàng ngày
+ Cho trẻ ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn
Thứ 2: Cháo cà rốt nghiền
Thứ 3: Súp sữa bí đỏ
Thứ 4: Cháo rau chân vịt
Thứ 5: Súp khoai tây sữa
Thứ 6: Cháo khoai tây bông cải
Thứ 7: Cháo mồng tơi
Chủ nhật :Cháo rau dền
Đây chỉ là gợi ý dành cho mẹ trong việc chế biến đồ ăn dặm cho bé. Ngoài những món ăn kể trên, mẹ có thể sáng tạo hoặc nấu cho bé các món ăn ngon khác nhau để bữa ăn của bé đa dạng hơn và đầy đủ dưỡng chất hơn.