Ổi là loại trái cây phổ biến ở nước ta có tên khoa học là Psidium Guajava. Chúng được trồng ở hầu khắp các vùng miền với nhiều giống khác nhau.
Trái ổi chứa ít chất béo bão hòa, cholesterol và natri nhưng chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, kẽm, kali và mangan. Ổi không chỉ là thứ quả thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe đến bất ngờ.
1. Chữa tiêu chảy
Búp ổi hoặc lá ổi non chứa nhiều thành phần tanin có tác dụng điều trị tiêu chảy rất tốt vì trong nó có chất làm săn niêm mạc ruột, từ đó làm ngưng hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Bên cạnh đó, hơp chất kiềm trong quả ổi có khả năng phòng chống và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong quá trình bệnh lị.
Búp ổi hoặc lá ổi non chứa nhiều thành phần tanin có tác dụng điều trị tiêu chảy.
Nếu tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12-20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10-12g, nấu với 500ml nước, sắc đến khi còn 200ml nước, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Nếu tiêu chảy do nhiệt, dùng búp ổi, lá ổi non hoặc vỏ rộp cây ổi 12-20g, củ sắn dây khô 20g, lá chè tươi 12g, lá mã đề hoặc rau diếp cá 12g sắc uống như trên.
Trong cả 2 trường hợp có thể thêm ít đường cho dễ uống. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ăn lá ổi tươi mỗi ngày để điều trị tiêu chảy. Theo kinh nghiệm dân gian, nam nên ăn 7 lá, nữ nên ăn 9 lá. Người bệnh có thể nhai kèm với một ít muối để làm giảm tính chát và tăng công dụng diệt khuẩn, hỗ trợ điều trị.
2. Điều trị bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, quả ổi và lá ổi có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu ăn cả vỏ ổi sẽ không tốt cho quá trình điều trị, cách tốt nhất là nên loại bỏ phần vỏ ngoài. Hằng ngày, ép 200-250g quả ổi hoặc dùng lá ổi sắc lấy nước uống sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
3. Phòng ngừa bệnh ung thư
Trong thành phần của loại quả này có chứa lycopene và chất chống oxy hóa chống lại bệnh ung thư. Chất lycopene được cơ thể chúng ta hấp thụ một cách dễ dàng hơn so với cà chua vì sự khác nhau trong cấu trúc tế bào. Dù nấu chín hay ăn trực tiếp, chất oxy hóa vẫn dễ dàng hấp thụ vào cơ thể.
Lượng chất lycopene giúp làm giảm thấp tỉ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt và kìm chế sự phát triển của tế bào gây ung thư vú. Nó còn giúp cơ thể khỏe mạnh bằng cách chống lại ảnh hưởng của các gốc tự do, có thể gây hại đến tế bào ung thư và các bệnh vè tim phát triển. Lưu ý rằng tất cả các loại ổi đều chứa chất chống oxy hóa nhưng loại ổi có phần thịt màu đỏ sẽ giàu hàm lượng chất chống oxy hóa hơn ổi có thịt màu trắng.
4. Giảm ho
Nước ép ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc làm giảm ho, trị cảm. Đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hê hô hấp. Phần thịt quả chứa rất nhiều vitamin và sắt có tác dụng ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi. Nước ổi cũng là một thức uống giải khát trong mùa hè.
Nước ép ổi còn là thức uống ngon lành.
5. Chữa viêm dạ dày- ruột cấp tính
Trong ổi còn có các chất như carotenoids, vitamin C và potassium hỗ trợ cho điều trị các trường hợp bị viêm dạ dày.Lá ổi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa bằng các kích thích enzym tiêu hóa, kháng khuẩn tiêu diệt vi khuẩn trong lớp niêm mạc ruột, dạ dày, ngăn chặn sự phát triển của các enzym độc.
Lấy lá ổi non cắt nhỏ, sao với một nắm gạo, sau đó cho khoảng 500ml nước vào sắc đến khi còn 200ml nước rồi lọc để uống, chia ra uống 2-3 lần mỗi ngày.
6. Điều trị mụn
Trong làm đẹp, lá ổi có tác dụng làm giảm, ngăn ngừa rụng tóc, chống lão hóa da, điều trị mụn trứng cá, vét thâm mụn, các vết thương, nhiễm trùng, hỗ trợ gảm cân,…
Trị mụn bằng mặt nạ từ lá ổi non và trứng gà:
– Rửa sạch 10 búp ổi non và ngâm trong nước muối khoảng 10 phút thì vớt ra để ráo nước.
– Xay nhuyễn lá ổi cùng lòng đỏ trứng gà và 1 thìa cà phê đường nâu.
– Vệ sinh mặt sạch sẽ, sau đó đắp hỗn hợp lên mặt trong khoảng 10 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm.
– Làm như vậy 3 lần/tuần và duy trì trong 1 tháng bạn sẽ thấy tình trạng mụn, sẹo giảm đi đáng kể.
Một cách đơn giản khác, bạn chỉ cần giã nát lá ổi và đắp lên vùng da bị mụn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, sau 10 phút rửa lại bằng nước sạch. Cách này có thể áp dụng hằng ngày để trị mụn.