Bàn học là vật dụng không thể thiếu đối với các em học sinh hay sinh viên, nhưng không phải ai cũng biết bí quyết để lựa chọn được một chiếc bàn học phù hợp. Vì vậy trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những bí quyết vô cùng bổ ích liên quan đến vấn đề này.
1, Vì sao phải lưu ý trong việc lựa chọn bàn học cho con trẻ?
Lựa chọn bàn học cho con trẻ là một việc hết sức quan trọng, giúp con bạn có được một góc họp tập lý tưởng và phù hợp nhất.
Việc lựa chọn bàn học cho con trẻ nếu không phù hợp sẽ dẫn đến các chứng bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con trẻ như vẹo cột sống, gù lưng, cận thị, ngực lép, …
Bàn học không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng đến khả năng tập trung
Không chỉ thế việc lựa chọn bàn học cho con trẻ còn có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như khả năng tập trung của con vì vậy các bậc phụ huynh cần phải chú ý đến vấn đề này.
2, 7 bí quyết lựa chọn bàn học phù hợp
Chọn kích thước bàn học dựa vào độ tuổi của đối tượng sử dụng
Đối với trẻ học mẫu giáo
Vì lúc này chiều cao của các bé rất hạn chế nên các bạn nên lựa chọn những bàn học có chiều cao khoảng 30-50 cm là phù hợp nhất. Cũng nên lựa chọn các màu sắc tươi sáng, để kích thích sự tập trung thông minh phát triển và hứng thú cho bé.
Bạn cũng thể lựa chọn những kiểu bàn vừa là bàn học vừa là bàn chơi để các bé thấy thoải mái hơn.
Đối với trẻ học tiểu học
Đối với trẻ học tiểu học thì bạn nên lựa chọn những kiểu bàn học có kích thước lớn hơn, ví dụ chọn ghế cao 33cm và bàn cao 55cm (cỡ 3), hoặc ghế cao 38cm và bàn cao 61cm (cỡ 4).
Bạn cũng nên chú ý đến ánh sáng cho bàn học của bé, màu sắc của bàn thì nên lựa chọn những màu sắc nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư giãn cho bé.
Đối với học sinh Trung học cơ sở
Bạn nên lựa chọn bàn học cỡ 4 đối với học sinh Trung học cơ sở, lựa chọn bàn học có kích thước lớn giúp các em có một không gian học tập thoải mái. Cũng có thể lựa chọn các loại ghế có thể tăng chỉnh chiều cao để phù hợp hơn với các em.
Bàn học của học sinh THCS thì nên thiết kế đơn giản, hiện đại, để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của các em.
Chất liệu và độ an toàn
Bàn ghế học sinh gỗ MDF
Gỗ MDF là một loại gỗ công nghiệp được cấu tạo từ các cây gỗ ngắn ngày, được băm nhỏ kết hợp với keo chuyên dụng và ép thành từng tấm dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Bàn học MDF có chất lượng vô cùng tốt, bề mặt bàn được sơn một lớp veneer giúp chống thấm nước và chống trầy xước rất tốt. Loại bàn học được làm từ gỗ MDF rất được ưa chuộng hiện nay.
Bàn ghế học sinh gỗ MFC
Gỗ MFC cũng được sử dụng rất nhiều để làm bàn học, gỗ MFC cũng gần giống với gỗ MDF và chỉ khác nhau về phần lõi. Bàn học được làm từ gỗ MFC rất an toàn với trẻ, không gây các chất độc hại, giá thành rẻ hơn loại bàn học gỗ MDF.
Bàn ghế học sinh gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên cũng là loại gỗ rất được ưa chuộng khi làm bàn ghế học sinh vì tính an toàn và rất thân thiện với môi trường.
Bàn ghế học sinh gỗ tự nhiên đẹp, sang trọng
Bàn ghế được làm từ gỗ tự nhiên có độ bền rất cao, ít bị mối mọt, cong vênh và hư hại. Bên cạnh đó có rất nhiều loại gỗ cũng như màu sắc để bạn thoải mái lựa chọn.
Hiện nay bàn ghế được làm từ gỗ xoan đào đang là loại được ưa chuộng nhất vì chất lượng vô cùng tốt, màu sắc đẹp, phù hợp với các trẻ nhỏ vì độ an toàn cao.
Lựa chọn màu sắc phù hợp
Màu sắc cũng là yếu tố vô cùng quan trọng mà bạn cần phải lưu ý. Để tạo sự thoải mái cũng như kích thích sự sáng tạo và tập trung với việc học thì bạn chỉ nên chọn các màu sắc nhẹ nhàng, trung tính như màu be, màu vàng, xanh dương, …
Tránh lựa chọn các màu sắc quá bắt mắt như đỏ, tím, … sẽ làm cho các bé bị kích thích mạnh, dẫn đến mệt mỏi. Tuy nhiên bạn cũng có thể dựa vào sở thích của trẻ để lựa chọn màu sắc.
Độ cao của bàn ghế
Nên dựa vào chiều cao cũng như kích thước cơ thể của trẻ để lựa chọn được độ cao của bàn ghế phù hợp nhất. Nếu trẻ đang còn nhỏ thì nên lựa chọn những bàn có kích thước cỡ 1, còn trẻ đã lớn rồi thì có thể lựa chọn bàn học có kích thước cỡ 3 hoặc 4 sẽ phù hợp hơn.
Việc lựa chọn chiều cao của bàn ghế rất quan trọng vì nếu không lựa chọn đúng sẽ dễ dẫn đến việc trẻ bị cận thị khi đọc sách.
Những gợi ý để lựa chọn độ cao bàn ghế cho trẻ chính xác nhất:
- Với trẻ dưới 120cm: Bàn dưới 60cm, ghế cao dưới 32cm.
- Với trẻ từ 121-130cm: Bàn cao 60cm. ghế cao khoảng 32cm.
- Với trẻ 131-140cm: Bàn khoảng 64cm, ghế cao 35cm.
- Với trẻ 141-150cm: Bàn cao 69cm, ghế cao 37 cm.
- Với trẻ 151-160cm: Bàn khoảng 73cm, ghế khoảng 37cm.
- Với trẻ 161-170cm: Bàn cao 78cm, ghế cao 40cm.
- Với trẻ 171-180cm: Bàn cao khoảng 80-82cm, ghế cao khoảng 44-46cm.
3, Lựa chọn bàn để tư thế ngồi học của trẻ đúng chuẩn
Nên lựa chọn những kiểu bàn có thể giúp bé ngồi ở tư thế khi ngồi thẳng thì khuỷu tay của trẻ có thể chạm tới mặt bàn. Nên để cho bé có thói quen ngồi thẳng, tránh việc ngồi không đúng tư thế sẽ dẫn đến việc bị vẹo cột sống ở trẻ.
Kiểu dáng chức năng của bàn học phù hợp
Bàn học thông minh
Bàn học thông minh là loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay, vì sử dụng loại bàn học này có thể giúp các bé có thể tránh việc bị cận thị, loạn thị, đau lưng, vẹo cột sống. Với thiết kế hiện đại, mẫu bàn học thông minh còn giúp tạo hứng thú giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn.
Bàn học xếp gọn
Bàn học xếp gọn cũng khá phổ biến hiện nay, giúp trẻ có không gian học tập thoải mái, dễ chịu nhất. Bên cạnh đó loại bàn này còn có thể dễ dàng di chuyển đến những nơi khác tạo sự thuận lợi.
Đặt bàn học theo hướng nào để hợp phong thuỷ
Nên đặt bàn học đối diện hướng Đông Bắc
Hướng tốt nhất để đặt bàn học cho trẻ là đối diện hướng Đông Bắc, hướng của sự khôn ngoan và học tập, tránh việc đặt bàn học của trẻ ở giữa cửa ra vào hoặc cửa sổ hoặc quay lưng ra hai vị trí này vì trẻ dễ mất tập trung. Ghế ngồi học phải chắc chắn và vững vàng, nên dựa vào tường.
Bàn học được đặt ở vị trí sao Văn Xương
Đặc biệt nếu bàn học được đặt ở vị trí Văn Xương thì sẽ rất tốt, dưới đây là cách xác định hướng Văn Xương cho các năm sinh:
Lưu ý: hãy lấy trung tâm ngôi nhà để chọn ra hướng có vị trí Văn Xương tốt nhất.
STT | Những người có tuổi | Vị trí văn xương hướng |
1 | Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất | Đông – Nam |
2 | Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu, Ất Hợi | Nam |
3 | Bính Tý, Bính Dần, Bính Thìn, Bính Ngọ, Bính Thân, Bính Tuất. Tuổi: Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Tuất | Tây – Nam. |
4 | Đinh Sửu, Đinh Mão, Đinh Tỵ, Đinh Mùi, Đinh Dậu, Đinh Hợi. Tuổi: Kỷ Sửu, Kỷ Mão, Kỷ Tỵ, Kỷ Mùi, Kỷ Dậu, Kỷ Hợi | Tây |
5 | Canh Tý, Canh Dần, Canh Thìn, Canh Ngọ, Canh Thân, Canh Tuất | Tây – Bắc. |
6 | Tân Sửu, Tân Mão, Tân Tỵ, Tân Mùi, Tân Dậu, Tân Hợi. | Bắc |
7 | Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất | Đông – Bắc |
8 | Quý Sửu, Quý Mão, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Dậu, Quý Hợi. | Đông |
6 điều cấm kỵ trong việc chọn hướng đặt bàn học
- Không đặt bàn học của trẻ ở sát hay đối diện với tường vì bức tường giống như là một vật cản, làm trở ngại con đường học vấn của trẻ.
- Không nên đặt bàn ở những vị trí có cạnh hoặc vật sắc nhọn chĩa vào, cũng tránh việc đặt bàn học ở vị trí trung tâm của căn phòng vì như vậy thì trẻ sẽ có cảm giác cô đơn và không có sự trợ giúp từ 4 phía.
- Cũng nên tránh đặt bàn học ở các vị trí có những hình ảnh như mũi tên hay cạnh nhọn chĩa thẳng vào.
- Không đặt bàn học đối diện với vị trí cửa ra vào, vì sẽ tạo cảm giác bất a cho trẻ, khiến trẻ không thể tập trung học hành.
- Cần tránh những vị trí ngày gần hoặc đối diện cửa sổ, vì những nơi này thường thu hút những năng lượng xấu, ảnh hưởng không tốt đến trẻ.Nếu trong trường hợp phải đặt bàn học của trẻ ở phía góc của căn phòng thì nên khắc phục bằng cách treo một chiếc chuông gió ở góc phòng để xua đi âm khí, cũng như hấp thu nhiều năng lượng tốt, tạo sự thuận lợi cho con đường học tập của trẻ.
- Ở những nơi có điều hòa thổi thẳng xuống cũng không nên đặt bàn học của trẻ, vì hơi lạnh từ điều hòa sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ hay bị đau đầu chóng mặt.
Như vậy trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn những bí quyết vô cùng bổ ích để lựa chọn được bàn học phù hợp cho trẻ. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể tạo được một không gian học tập phù hợp và lý tưởng nhất cho con trẻ của mình.