[Giải-đáp] Có nên xi tè sớm cho bé không?

0
575
[Giải-đáp] Có nên xi tè sớm cho bé không?

Xi tè sớm cho trẻ có ảnh hưởng đến thận của con không? luôn là vấn đề có nhiều ý kiến giữa các bà, các mẹ. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn về mức độ lợi – hại của thói quen xi tè cho trẻ này. 

Xi tè sớm cho con: Nên hay không?

Đối với nhiều gia đình thì vấn đề xi tè cho bé sẽ gây nhiều tranh cãi. Nhiều người xi tè cho bé từ 2-3 tháng, người thì luôn phải đau đầu vì những câu “xi tè cho nó đi”, “đóng bỉm hăm hết mông nó, xi tè cho quen”, “nóng này đóng bỉm làm gì, bỏ ra cho mát, thi thoảng xi tè”,… 

Vậy, xi tè cho trẻ sớm có nên hay không? Có phải xi tè sớm cho con: Lợi mẹ 1, hại con 10 không?

Theo nghiên cứu thì xi tè cho các bé quá sớm dưới 1 tuổi có thể phá vỡ quá trình phát triển bàng quang của bé. Trong khi bàng quang của bé sẽ hoàn thiện khi được 3 tuổi, cần lấp đầy và xả một cách tự nhiên. Không chỉ vậy, việc đi tè một cách thụ động có thể gây nhiễm trùng tiểu do bé cố đi vệ sinh khi bàng quang không đủ mạnh.

Bên cạnh đó, theo một số chuyên gia, vấn đề xi tè hay giúp con đi tiểu hoàn toàn không ảnh hưởng đến thận hay bàng quang của trẻ mà quan trọng mẹ cần chọn thời điểm thích hợp để tập thói quen đi tè cho con. Việc xi tè cho trẻ sớm hay muộn sẽ còn phụ thuộc vào việc trẻ đã bắt đầu sẵn sàng hay chưa.

[Giải-đáp] Có nên xi tè sớm cho bé không? 2

Nhận biết dấu hiệu bé chuẩn bị đi tè

Việc xi tè thường không phù hợp với các bé dưới 1 tuổi bởi não của bé chưa hoàn chỉnh nên khó nắm bắt được các tín hiệu từ bố mẹ. Ngoài ra, trẻ dưới 1 tuổi bàng quang nhỏ nên dễ đi tiểu theo nhu cầu hơn là người lớn. 

Do đó, bố mẹ nên tập cho trẻ đi tiêu khi bé lớn hơn 1 tuổi lúc này hệ thần kinh và não bắt đầu phát triển và nắm bắt các tín hiệu khác nhau.

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ muốn đi tè:

♦ Với bé trai: Bé khóc, đạp chân, “cậu nhỏ” cong lên, bé ngưng bú. 

♦ Với bé gái: Bé khóc, rùng mình, “em bé” phồng lên, bé ngưng bú.

[Giải-đáp] Có nên xi tè sớm cho bé không? 1

Những lợi ích của việc xi tè cho bé

Xi tè vừa có hại nhưng cũng không thể không nhắc tới những lợi ích của xi tè: 

♦ Gắn kết giữa bố mẹ và con: Khi này bố mẹ sẽ quan sát trẻ nhiều hơn để hiểu xem con có nhu cầu đi vệ sinh không. Bố mẹ sẽ giao tiếp với con bằng những tiếng xì xì trong lúc đi vệ sinh.

♦ Trẻ cảm thấy thoải mái hơn: Việc bỏ bỉm sẽ khiến trẻ cảm thấy khỏi bí bách hơn, thoải mái hơn và không còn quấy khóc nữa.

♦ Trẻ độc lập hơn: Khi trẻ đã quen với việc xi tè thì có thể khi biết bò hoặc đi trẻ có thể tự bò hoặc đi đến tìm bô hoặc toilet để vệ sinh.

♦ Hạn chế bỉm tã: Trong một nghiên cứu thì mỗi 1 đứa trẻ trung bình thải ra 8000 chiếc bỉm làm ảnh hưởng đến môi trường. Xi tè sẽ giúp bố mẹ tiết kiệm được chi phí mua bỉm.

Cách xi tè cho trẻ hiệu quả

[Giải-đáp] Có nên xi tè sớm cho bé không? 3

Mẹo giúp bố mẹ có thể xi tiểu cho con hiệu quả: 

♦  Đầu tiên cần quan sát xem con một ngày đi tiểu bao nhiêu lần và ghi lại số lần trẻ muốn đi vệ sinh. 

♦ Sau đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu buồn đi vệ sinh, bố mẹ có thể cho trẻ ngồi bô hoặc xi tè cho trẻ. 

♦ Tập cho trẻ nghe âm thanh khi đi vệ sinh như tiếng xì xì

♦ Đừng la mắng trẻ khi trẻ tè dầm mà bố mẹ hãy giúp trẻ bình tĩnh để đi vệ sinh.

♦ Trẻ ngủ say thường ít tè dầm hơn. Tuy nhiên, bố mẹ có thể đóng bỉm buổi tối cho bé khi ngủ. 

♦ Không nên quá cứng nhắc trong việc xi tiểu cho trẻ. Có thể cho trẻ dùng bỉm, tã để trẻ dễ dàng hơn.

Tóm lại, xi tè cho trẻ sớm hay muộn sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tùy vào mỗi trẻ mà bố mẹ có thể quyết định khi nào nên xi tè cho trẻ và luôn kiên nhẫn đối với con. Mong rằng bài viết “Có nên xi tè sớm cho bé không” đã giải đáp những thắc mắc trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt nhất.

Nguồn: Thảo Trang (Tổng hợp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here