Gỗ cao su là gì? Gỗ cao su có tốt không? Ứng dụng của gỗ cao su trong nội thất

0
3058

Được biết đến là loại gỗ có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, gỗ cao su còn được sử dụng nhiều trong nội thất với ưu điểm là đẹp và giá thành hợp lý. Vậy, gỗ cao su là gì? Có bền không? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về loại gỗ này, cũng như những ứng dụng của gỗ cao su trong nội thất.

1, Tổng quan về gỗ cao su

Gỗ cao su là gì?

Gỗ cao su là loại gỗ được nhiều người biết đến, đây là một loại gỗ công nghiệp được ưa chuộng sử dụng như một dòng gỗ tự nhiên trong thị trường nội thất nước ta. 

Gỗ cao su 

Sự xuất hiện của cây cao su tại Việt Nam 

Vậy, nguồn gốc cây cao su là ở đâu? Cây cao su ban đầu có nguồn gốc ở khu vực rừng mưa Amazon. Ngày nay thì loại cây này đã được trồng nhiều ở các vùng có điều kiện khí hậu là vùng nhiệt đới ẩm, phát triển thích hợp trong nhiệt độ khoảng 22 – 30 độ C. 

Cây cao su là gì? 

Riêng tại Việt Nam, lần đầu tiên loại cây này xuất hiện là năm 1878 tại Sài Gòn do người Pháp đưa vào. Tuy nhiên không thể sống sót. Mãi đến năm 1897, loài cây này mới thực sự chính thức hiện diện, sống và sinh trưởng tốt. Công ty cao su đầu tiên tại nước ta được thành lập có tên Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) vào năm 1907. Cho đến nay, tại các tỉnh Đồng Nai, Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ cũng trồng cây cao su. 

Các tính chất của gỗ cao su

Mật độ: 560-640 (kg/m3 ở 16% MC)

Tiếp tuyến Hệ số co dư: 1.2 (%)

Triệt Hệ số co dư: 0.8 (%)

Độ cứng: – 4350 (N)

Tĩnh uốn: 66 N/mm ở mức 12% MC

Mô đun đàn hồi: 9700 (N/mm ở mức 12% MC)

Gỗ cao su thuộc nhóm mấy?

Gỗ cao su là loại gỗ được xếp vào nhóm VII

2, Thực trạng khai thác

Gỗ cao su được trồng với vai trò chính là lấy mủ (hay còn gọi là nhựa), để sản xuất trong ngành công nghiệp. Hiện nay, gỗ cao su còn có vai trò trong việc cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. 

Trong những năm gần đây, do giá của mủ cao su thấp và bị rớt giá nên những người dân trồng thường đốn cây cao su rất nhiều để bán cho các công ty, đơn vị chế biến gỗ. 

Nhiều người luôn nghĩ rằng cây cao su chỉ có tác dụng lấy gỗ nhưng trên thực tế, đây là một nguyên liệu khá bền để sản xuất các đồ nội thất gia đình. 

Cây cao su không chỉ được dùng để lấy mủ mà còn là nguyên liệu phổ biến trong nội thất 

3, Ưu điểm, nhược điểm

Ưu điểm

Gỗ cao su có những ưu điểm sau: 

  • Trong nhiều điều kiện, loại gỗ này không thấm nước. Có cấu trúc như các loại gỗ cứng, độ cứng tốt, liên kết bền chặt. Không bị gãy, hiện tượng co rút, nứt mẻ, uốn cong rất hiếm khi xảy ra. Hơn thế nữa, đây lại là loại gỗ duy nhất được đánh giá là có cơ chế chống mối mọt tự nhiên. 
  • Vân gỗ đẹp, màu sáng. Chính vì vậy, khi làm nội thất từ gỗ cao su thì có thể sơn nhiều màu khác nhau tuỳ chọn: màu tự nhiên, vàng gỗ hoặc là nâu đỏ, … 
  • Hoàn toàn thích hợp trong việc phân phối màu sắc nội thất. Vì nó đa dạng màu từ màu ánh vàng, đa dạng từ xám, sáng đến nâu. Nội thất được làm từ gỗ cao su toát lên được vẻ sang trọng và rất cao cấp. 
  • Sản phẩm làm từ gỗ cao su có độ bền, dẻo dai và cứng cáp, có thể uốn cong hoặc thẳng tuỳ theo nhu cầu của bạn. Lý do là vì loại gỗ này có tính đàn hồi. 
  • Về tuổi thọ, nội thất gỗ cao su có thể sử dụng lên tới 30 năm. 

Nhược điểm

Gỗ cao su vẫn tồn tại ưu điểm nổi bật nhất là độ bền không bền bằng các dòng gỗ khác. 

4, Gỗ cao su có an toàn, thân thiện không?

Có thể bạn chưa biết, gỗ cao su là một nguyên liệu rất phổ biến và đặc biệt quan trọng trong thế giới hiện nay. Trong ngành công nghiệp đồ nội thất, gỗ cao su được xem là vật liệu “thân thiện” nhất. Quy trình “cung cấp”, tạo lợi nhuận của cây gỗ cao su là cả một chu kỳ. 

Sau một đời sống kinh tế (khoảng 26-30) thì cây gỗ cao su sẽ cho sản lượng mủ cực thấp, khi đó các chủ đồn điền phải thay thế nó và trồng các cây khác vào. 

Như vậy, khi cây gỗ cao su không thể cung cấp lượng mủ nữa thì mới tiến hành khai thác gỗ. Còn đối với các loại gỗ khác chỉ sử dụng với mục đích duy nhất là cung cấp gỗ để phục vụ nhu cầu sản xuất đồ nội thất.

Ở đây, loại gỗ cao su thân thiện với môi trường có nghĩa là đã khai thác bền vững, không hề lãng phí, cải thiện hệ sinh thái rừng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.  

Sau khi được khai thác hết mủ mới tiến hành khai thác gỗ 

5, Quy trình xử lý và sản xuất

Tuỳ theo từng độ tuổi của gỗ cao su mà ứng dụng của nó sẽ khác nhau. Riêng đối với những cây cao su có tuổi thọ trên 30 năm thì sẽ không dùng lấy mủ nữa mà sẽ được đưa vào nhà máy để chế biến gỗ. 

Với đặc điểm của thân gỗ là đường kính không to, nên phải cắt thành từng thanh gỗ sau đó là ghép nối để tạo liên kết thành những tấm ván lớn. 

Nguyên liệu thô: cây cao su lâu năm, vân gỗ uốn lượn và có màu sắc vàng ấm đẹp, bắt mắt. 

Quy trình chế biến và sản xuất gỗ cao su được thực hiện như sau: 

  • Từ những nguyên liệu gỗ, thân gỗ cao su được cưa xẻ. Sau đó các thanh gỗ này được ngâm tẩm trong bồn tẩm áp lực. Bồn tẩm áp lực này được pha trộn hoá chất với các tỉ lệ thích hợp nhằm mục đích là ngăn ngừa, chống mối mọt và tạo màu cho gỗ. 
  • Sau một thời gian thích hợp, gỗ thanh sẽ được cho ra và xếp hết vào hệ thống lò sấy, sấy đến một độ ẩm thích hợp là 12%. Gỗ thanh cao su được đóng kiện theo tiêu chuẩn xuất khẩu phải là loại gỗ thực hiện theo quy trình như vậy và đạt độ ẩm tiêu chuẩn trên. 
  • Tiếp đó, những thanh gỗ sấy này sẽ được đem đi bào tại tổ phôi bào. Sau đó, tổ cắt sẽ có nhiệm vụ loại bỏ hết những mắt xấu, những đoạn gỗ không đạt yêu cầu và cắt xẻ thành những thanh gỗ theo yêu cầu sử dụng. Trong quy trình này thì sẽ thu được vụn gỗ (phần này có thể tận dụng và bán cho những doanh nghiệp làm ván ép). 
  • Ghép nối: giai đoạn tiếp theo đó chính là ghép các thanh gỗ đã đạt chuẩn và được xẻ lại với nhau. Chúng sẽ được qua máy đánh đầu để nối lại thành những thanh dài hơn theo đúng với nhu cầu của thị trường hoặc của doanh nghiệp. 
  • Ghép những thanh gỗ dài lại thành những thanh gỗ rộng. Những thanh gỗ dài vừa được ghép ở bước trên sẽ được đưa sang máy ghép dọc để ghép thành những thanh gỗ có chiều rộng lớn hơn. 

6, Ứng dụng 

Được ứng dụng nhiều trong ngành nội thất. Trong những năm gần đây, nội thất gỗ cao su đang ngày một chiếm lĩnh thị trường. So về chất lượng thì có thể gỗ cao su vẫn chưa tốt bằng các loại gỗ cao cấp khác. Nhưng khi so về giá cả, ở mức tiền này thì nội thất gỗ cao su là sự lựa chọn phù hợp nhất. 

Bàn ghế gỗ cao su

Bàn ghế gỗ cao su có tốt không? Là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra. Hãy yên tâm, vì gỗ cao su thuộc loại gỗ cứng, thớ gỗ chặt và khả năng chống mối mọt và cong vênh rất cao. Về màu sắc thì bàn ghế gỗ cao su có màu vàng tươi và rất bắt mắt, hiện đại, hoà hợp với không gian của gia đình bạn. 

Bên cạnh đó còn là ưu điểm không hút ẩm, chống hút nước, có khả năng đàn hồi, mang đến cho người sử dụng sản phẩm đẹp và có giá trị thẩm mỹ. 

Bàn ghế gỗ cao su có tốt không? 

Bộ bàn ăn được làm từ gỗ cao su có màu sắc rất bắt mắt 

Sàn gỗ cao su

Gỗ cao su có ứng dụng rất lớn để làm sàn gỗ. Được sơn và sản xuất trên dây chuyền tự động hiện đại bằng sơn UV của Đức. Chính vì vậy, sàn gỗ cao su có khả năng chống trầy xước rất cao. Hơn hết, nó hoàn toàn không có bất kỳ yếu tố nào độc hại, vô cùng an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.  

Sàn gỗ cao su 

Tủ đựng quần áo gỗ cao su 

Lựa chọn gỗ cao su cho tủ đựng quần áo gia đình là sự lựa chọn khá thông minh. Chính vì đặc điểm cứng nên khả năng chịu lực cũng rất tốt. Điều này thuận lợi cho việc lưu trữ đồ đạc của gia đình bạn. 

Tủ quần áo gỗ cao su đẹp hiện đại 

Tủ quần áo gỗ cao su cũng “kế thừa” hết tất cả các ưu điểm từ gỗ của nó, nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như độ đẹp mà loại gỗ này mang lại. 

Giường ngủ gỗ cao su

Giường ngủ gỗ cao su sở hữu các ưu điểm sau:

  • Gỗ có cấu tạo đặc biệt nên trong nhiều điều kiện hoàn toàn không ngậm nước, không thấm nước. 
  • Độ dẻo và độ cứng cáp cao nên có thể uốn cong, thẳng mà hoàn toàn không lo về việc gãy nứt. 
  • Có độ mềm mại mang đến cảm giác dễ chịu mặc dù là gỗ lâu năm.

Giường ngủ gỗ cao su 

7, Báo giá gỗ cao su mới nhất 2020

Gỗ cao su được ứng dụng rất nhiều trong nội thất. Thị trường gỗ cao su được đánh giá là thị trường có nhiều biến động về giá nhất đối với tất cả các loại gỗ. Qua tổng hợp giá gỗ cao su trên thị trường, dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến bạn đọc bảng giá tham khảo. Tuy nhiên, giá bán sẽ có nhiều thay đổi trong từng thời điểm cũng như đơn vị cung cấp. Chính vì vậy, bạn hãy liên hệ đến đơn vị cung cấp gỗ để được báo giá gỗ chính xác nhất nhé. 

STT Quy cách tấm  Đơn giá loại AB (đồng/tấm)  Đơn giá loại AB (đồng/m3) 
1 1m x 2m x 18 ly ~400.000 ~11.500.000
2 1m2 x 2m4 x 18 ly ~570.000
3 1m x 2m x 15 ly ~350.000 ~12.000.000
4 1m2 x 2m4 x 15 ly ~500.000
5 1m x 2m x 12 ly ~300.000 ~12.500.000
6 1m2 x 2m4 x 12 ly ~450.000
7 1m x 2m x 10 ly ~250.000 ~12.600.000 
8 1m2 x 2m4 x 10 ly ~350.000

Trên đây là những thông tin về gỗ cao su mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, những thông tin reviews mới trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về gỗ cao su và những đồ nội thất từ gỗ cao su.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here