Làm cách nào để trẻ sơ sinh không vặn mình khi ngủ

0
373
Làm cách nào để trẻ sơ sinh không vặn mình khi ngủ

Trẻ sau sinh thường có những biểu hiện vặn mình. Tùy vào mỗi trẻ mà mức độ vặn mình ít hay nhiều. Vậy làm cách nào để trẻ sơ sinh không vặn mình khi ngủ?

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ

Trẻ sơ sinh thường có thói quen vặn mình khi ngủ khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy vặn mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh thường do các nguyên nhân nào:

♦ Do yếu tố sinh lý

Ở trẻ sơ sinh vài tuần tuần thường vặn mình khi ngủ nếu do yếu tố sinh lý thì hoàn toàn bình thường không cần điều trị. Đây là biểu hiện ở trẻ khi vỏ não chưa phát triển đầy đủ, bé hay giật mình, quơ tay hay có những phản xạ co tay, co chân.

Khi trẻ sơ sinh giật mình hay vặn mình, bố mẹ cũng cần quan sát xem:

– Phòng ngủ có đủ ánh sáng không, có nhiều tiếng ồn không, hoặc trẻ cảm thấy nóng hoặc quá lạnh.

– Trẻ đói: Giai đoạn này trẻ thường ăn ít nên việc dự trữ năng lương thấp do dạ dày nhỏ. Trong quá trình ngủ trẻ khi đói thường vặn mình, quấy khóc. Thế nhưng việc cho trẻ ăn no quá lại không cần thiết dễ khiến trẻ bị ọc sữa.

– Trẻ rặn tiểu/đại tiện: Nhiều trẻ khi đi tiểu, đại tiện thường vặn mình, mặt đỏ, quấy khóc, rốn lồi. 

– Tã ướt: Việc quấn trẻ quá chặt khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, khó chịu, khi tè tã ướt làm trẻ quấy khóc. 

Làm cách nào để trẻ sơ sinh không vặn mình khi ngủ 1

♦ Do yếu tố bệnh lý

Ở một số trẻ vặn mình do yếu tố sinh lý bố mẹ không cần can thiệp nhưng nếu do yếu tố bệnh lý bé vừa vặn mình vừa quấy khóc về đêm làm giấc ngủ không sâu khiến việc chậm phát triển ở trẻ thì cần phải lưu tâm.

– Do thiếu vitamin D, canxi: Phổ biến ở trẻ sinh non, mẹ ăn uống thiếu chất, trẻ ít tiếp xúc với ánh mặt trời. Do đó, trẻ hay vặn mình ngủ không sâu và hay quấy khóc về đêm. Biểu hiện rõ thấy là đổ mồ hôi trộm, nôn trớ, chán ăn, chậm phát triển vận động. Lâu dần dẫn đến còi xương.

– Do trào ngược: Với những trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh cơ thắt dưới thực quản dễ bị trào ngược thức ăn. Biểu hiện thường thấy là trẻ ọc sữa, khó chịu, ngủ không sâu. Về lâu dài trẻ chậm tăng cân, bệnh hô hấp,..

– Do các bệnh lý khác: Trẻ vặn mình còn có thể do ngứa ngáy, côn trùng đốt.

2. Cách giúp trẻ sơ sinh không vặn mình

Trẻ sơ sinh với các biểu hiện vặn mình có thể tăng lên thì các mẹ cần kiểm tra xem những yếu tố nào khiến con khó chịu như:

♦ Thường xuyên kiểm tra tã bỉm xem có đủ thoải mái cho bé không. Nếu tã bỉm ướt mẹ nên thay cho bé và nên chọn các loại bỉm thấm hút tốt vừa vặn với mông bé để giúp bé thoải mái và ngủ ngon hơn.

♦ Phòng ngủ bé đã đủ mát chưa 

♦ Kiểm tra xem con có biểu hiện đói muốn ăn thêm

♦ Thời gian trẻ vặn mình khoảng bao lâu, có tự hết hay tăng dần/giảm đi

♦ Bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho trẻ

♦ Bé có sốt không hay trên da bé có ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ hay không

♦ Tạo môi trường yên tĩnh cho bé khi ngủ, không bụi bẩn, không nhiều tiếng ồn lớn

♦ Vỗ về, hát ru, nói chuyện với trẻ khi ngủ để trẻ cảm thấy an tâm

♦ Tắm nắng 15-20 phút cho trẻ mỗi ngày để trẻ hấp thụ tốt. Thời gian tắm nắng tốt nhất là khoảng 6-9h sáng và sau 17h chiều. 

♦ Cho bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và bổ sung canxi cho mẹ mỗi ngày bằng các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ,…

♦ Giảm tình trạng trào ngược thực quản ở trẻ bằng cách cho bé bú đúng tư thế

♦ Khám cho trẻ nếu tình trạng vặn mình không giảm để có những cách khắc phục và điều chỉnh tốt nhất.

♦ Không nên sử dụng các mẹo dân gian không đảm bảo như xông hơi, đắp lá, truyền nóng,.. làm ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé.

Làm cách nào để trẻ sơ sinh không vặn mình khi ngủ 2

Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức bổ ích về vấn đề vặn mình ở trẻ sơ sinh. Với những thông tin trên hi vọng sẽ giúp ích bố mẹ chăm sóc bé tốt nhất và giúp bé phát triển toàn diện. /

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here