Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ

0
582
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ 2

Trẻ đổ mồ hôi trộm là hiện tượng rất phổ biến. Thường trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm dù thời tiết không nóng hoặc trẻ không hoạt động nhiều. Vậy đổ mồ hôi trộm ở trẻ do đâu và cách nào để khắc phục.

1. Dấu hiệu trẻ đổ mồ hôi trộm

Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ khá phổ biến. Trẻ thường đổ mồ hôi trộm vào ban đêm nên khiến trẻ ngủ không sâu giấc, trẻ hay giật mình, thường quấy khóc. Những vị trí ra nhiều mồ hôi là lưng, trán, nách, lòng bàn tay, chân,… nơi có nhiều tuyến mồ hôi. 

Mặc dù thời tiết không nóng, trẻ không hoạt động nhiều thì việc ra mồ hôi trộm ở trẻ vẫn có. Nếu ra mồ hôi khi ngủ sâu, trẻ vẫn thoải mái khi ngủ và sau khi thức dậy.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ 1

2. Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Trẻ đổ mồ hôi trộm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, hai nguyên nhân chính được kể đến là do yếu tố sinh lý hoặc do yếu tố bệnh lý.

– Đổ mồ hôi trộm do sinh lý: 

Trong quá trình phát triển, trẻ nhỏ thường có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn so với người lớn, hệ thần kinh đại não của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn nên dẫn đến ra mồ hôi trộm. 

Việc ra mồ hôi trộm ở trẻ còn được cho là do tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với kích thước của cơ thể cao. Ngoài ra, với trẻ đổ mồ hôi trộm có thể giúp trẻ cân bằng nhiệt độ tốt. Nếu việc đổ mồ hôi trộm do yếu tố sinh lý thì không ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của trẻ. 

– Đổ mồ hôi trộm do bệnh lý:

Ngoài yếu tố sinh lý, việc trẻ đổ mồ hôi trộm ở trẻ có thể do bệnh lý cần được khắc phục sớm. Đối với việc đổ mồ hôi trộm do bệnh lý thường thấy ở trẻ còi xương, lao sơ nhiễm, mồ hôi ra nhiều khi bé bú mẹ, sau khi ngủ mà không phải nóng do thời tiết. 

Ở những trẻ đổ mồ hôi trộm do bệnh lý thường thấy xương đầu to, ngực nhô, chân vòng kiềng, ăn uống kém, thóp liền chậm,…

– Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi trộm khác: Do bố mẹ mặc quá nhiều quần áo cho bé khiến trẻ đổ mồ hôi hay do phòng quá bí, nhiệt độ cao khiến bé cảm thấy nóng. 

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ 2

3. Làm thế nào để cải thiện trẻ đổ mồ hôi trộm

– Đảm bảo phòng thoáng mát: Trẻ đổ mồ hôi chậm sinh lý thì không cần can thiệp gì cả, bé ăn uống bình thường, không rụng tóc vành khăn, tăng cân đều thì bố mẹ không phải lo lắng. Để hạn chế đổ mồ hôi trộm bố mẹ nên đảm bảo phòng ngủ thoáng mát, không mặc nhiều quần áo, đắp chăn khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ khoảng 28-29 độ với trẻ dưới 1 tuổi, từ 26-27 độ với trẻ từ 1-5 tuổi. 

– Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Bố mẹ cũng nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, vitamin, bột sắn dây, thảo dược mát hạn chế trẻ đổ mồ hôi khi ngủ. Đặc biệt, hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn nóng như tôm, cua, cá, thịt bò hay các loại trái cây nóng như xoài, mít, sầu riêng,… dẫn đến trẻ nóng gây ngứa, ra mồ hôi nhiều.

– Cung cấp đầy đủ vitamin D cho trẻ:  bằng việc tắm nắng mặt trời vào buổi sáng trước 10h. Đây là việc làm vừa an toàn lại tiết kiệm cho bố mẹ. Lưu ý không để mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời. Các mẹ cũng không nên tự ý bổ sung vitamin D nếu chưa có sự hướng dẫn của y bác sĩ.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ 3

Khi trẻ đổ mồ hôi trộm kèm các triệu chứng khác bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám và có những biện pháp cải thiện sớm.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ của Bé học thông minh, các mẹ có thể cải thiện được tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ để trẻ ngủ ngon hơn, thoải mái hơn và phát triển tốt nhất. 

Nguồn: Mai Thảo (Tổng hợp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here