Da là một bộ phận trên cơ thể con người vừa có tác dụng làm đẹp mà cũng vừa có thể bảo vệ chúng ta. Da cũng là bề mặt tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với môi trường bên ngoài và điều tiết nhiệt độ bằng cách mở cửa thoát hơi cho tuyến mồ hôi. Tẩy da chết được xem là một trong hai công đoạn quyết định đối với việc chăm sóc da, trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ một số vấn đề về việc tẩy da chết và các cách tẩy da môi hiệu quả.
I. Tẩy da chết (tế bào chết) là gì?
Chúng ta có thể hiểu nôm na, lớp da chết là lớp da nằm trên lớp da trên cùng (hay còn gọi là lớp biểu bì), đây là bề mặt da tiếp xúc với môi trường cũng là trạm ra của tuyến mồ hôi. Việc da tự tái tạo lại theo chu kì là một hiện tượng tuần hoàn trong cuộc sống, trung bình chu kì tái tạo lại da hoàn thiện từ 28 đến 30 ngày một lần và việc tái tạo da diễn ra hàng ngày, nhằm thay thế và cải thiện lại vùng da bị tổn thương hay vùng da đang lão hóa.
Nếu bạn đặt câu hỏi lý do vì sao phải tẩy da chết, thì câu trả lời là bởi vì các tế bào da chết sau khi bị đào thải không hoàn toàn biến mất mà vẫn ở trên lớp sừng trên cùng da chúng ta như chúng tôi đề cập trên, cùng với đó là sự tiếp xúc bụi bẩn, tia UV hay đơn giản là việc thải mồ hôi hàng ngày cũng làm nó trông tối màu và sần sùi hẳn đi. Hơn thế nữa, việc giữ lại lớp da chết trên da mà dưỡng da sẽ làm mất đi 70% công dụng của sản phẩm và khiến các lỗ chân lông bị bịt kín, không thể hấp thụ sau các chất.
Tóm lại, chúng ta cần tẩy da chết khoảng 1 – 2 lần/tuần với da thường và 3 tuần 1 lần với da nhạy cảm để hỗ trợ quá trình tái tạo làn da mới mịn màng và trắng sáng hơn, đặc biệt là đối với môi vì mỗi ngày nếu không trang điểm, chúng ta ít nhiều cùng tô son, điều này dễ khiến môi khô và thâm nếu không chăm sóc đúng cách.
Xem thêm: dịch vụ triệt lông
II. Một số phương pháp tẩy da chết môi hiệu quả:
1, Đường nâu + chanh + mật ong:
Đường nâu là bề mặt ma sát để loại bỏ tốt lớp da trên cùng. Cùng với đó là axit citric trong chanh giúp tẩy đi tế bào và vitamin trong chanh hỗ trợ dưỡng lại đôi môi mới. Bên cạnh đó, mật ong chứa lượng chất chống oxy hóa và kháng khuẩn hiệu quả.
Cách làm:
+ Trộn đều hỗn hợp 1 thìa đường nâu + 1/2 thìa chanh + 1 thìa mật ong đến khi hỗn hợp sánh lại.
+ Thoa đều lên môi trong 3 phút rồi rửa sạch.
2, Đường nâu + chanh + dầu olive (hoặc dầu dừa):
Ngoài công dụng của đường nâu và chanh chúng tôi đã trình bày trên, dầu olive hoặc dầu dừa còn chứa các trieste lành tính hỗ trợ cho việc tái tạo lại làn da môi cùng dưỡng chất vitamin E dồi dào trong dầu cũng khiến đôi môi mịn màng và hồng hào hơn.
Cách làm:
+ Cho 1 thìa đường nâu + 1/2 thìa dầu + 1/2 thìa nước cốt chanh rồi khuấy đều đến khi hỗn hợp đồng nhất.
+ Thoa đều lên môi trong khoảng 3 phút rồi rửa sạch với nước.
3, Muối + dầu olive (hoặc dầu dừa):
Khác với đường, muối có khả năng kháng khuẩn cao và khả năng tẩy sạch da chết mạnh mẽ, bên cạnh đó, các khoáng chất có trong muối cũng giúp đôi môi trong hồng hào hơn sau quá trình tẩy tế bào chết.
Cách làm:
+ Cho 1 thìa muối + 1/2 thìa dầu olive hoặc dầu dừa vào bát rồi khuấy đều tay đến khi hỗn hợp sánh lại.
+ Thoa đều hỗn hợp lên môi trong 3 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch.
Lưu ý:
+ So với đường dịu nhẹ lấy sạch lớp da chết trên môi thì muối sạch và rát hơn rất nhiều nên nếu bạn có một đôi môi khô nứt nẻ thì không nên sử dụng muối để tẩy da chết.
+ Trong các công thức trên, bạn có thể dùng bất kỳ loại dầu nào bởi mục đích chính của chúng ta là tẩy lớp da trên cùng tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên dùng dầu dừa hoặc dầu olive để vừa dưỡng da mà vừa xoa dịu các vết xước (nếu có) khi tẩy da chết.
+ Các công thức trên quá mạnh để sử dụng cho da mặt vì có mặt của muối hoặc chanh nhưng có thể sử dụng với da toàn thân với điều kiện được che chắn và tẩy da vào ban đêm.