Thực đơn ăn dặm cho bé yêu tăng cân và phát triển

0
493
Thực đơn ăn dặm cho bé phát triển toàn diện

Việc ăn dặm của các bé dường như vẫn luôn được các mẹ quan tâm khi các bé bước vào độ tuổi ăn dặm. Làm thế nào để có một thực đơn ăn dặm cho bé yêu tăng cân và phát triển tốt. Hãy cũng chúng tôi điểm qua một số món ăn dặm cho bé nhé.

1. Các nhóm thức ăn dặm cho bé tăng cân

Dinh dưỡng là một phần cần thiết cho trẻ, ảnh hưởng đến não bộ, trí tuệ và cảm xúc EQ của trẻ. Với những trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc các chứng tự kỷ, lo âu, trầm cảm. Do đó, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong 2 năm đầu đời ở trẻ là cực kỳ quan trọng giúp trẻ thông minh, phát triển khả năng vận động, nhận thức và tương tác xã hội. Vì vậy, bố mẹ cần cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ tốt nhất.

*Nhóm thức ăn dặm cho bé tăng cân:

  • Nhóm 1: Ngũ cốc hoặc cháo trắng nghiền nhỏ
  • Nhóm 2: Rau củ quả được nấu chín, nghiền nhỏ và rây mịn cho bé ăn
  • Nhóm 3: Thịt, cá, tôm, đậu phụ nghiền nhỏ mịn.

*Nhóm dưỡng chất giúp bé tăng cân đều

  • Nhóm tinh bột: Gạo, mì, khoai lang, khoai tây
  • Nhóm đạm: Lòng đỏ trứng, sữa chua không đường
  • Nhóm chất béo: Hạt, mỡ động vật
  • Nhóm vitamin, khoáng chất: Rau xanh, khoai tây, cà rốt, bí đỏ…

2. Một số món cháo phổ biến giúp bé tăng cân

2.1. Cháo cà rốt nghiền

Cà rốt là loại rau củ lành và tốt cho sức khỏe. Trong cà rốt có nhiều thành phần dinh dưỡng, vitamin A, K, B6, Kali, Natri, chất xơ và chất oxi hóa. Do đó, đây là món ăn dặm mà các mẹ ưu tiên trong thực đơn của trẻ giúp phát triển thị lực, chống viêm nhiễm.

Thực đơn ăn dặm cho bé phát triển toàn diện 1

2.2. Cháo rau chân vịt (rau bina)

Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina chính là ột loại rau cực kỳ tốt cho bé khi bước vào thời kỳ ăn dặm. Tác dụng thần kỳ của rau chân vịt ở chỗ có nhiều khoáng chất giúp xương phát triển vững chắc, hỗ trợ phát triển não bộ, tăng cường thị lực. Đặc biệt, bổ sung rau chân vịt trong bữa ăn của bé còn giúp cải thiện tình trạng tiểu dắt, bảo vệ đường tiết niệu và giúp nhuận tràng.

Thực đơn ăn dặm cho bé phát triển toàn diện 2

2.3. Cháo hạt sen

Khi trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm mẹ có thể chế biến món cháo hạt sen cho bé dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt. Đây là thực phẩm khá quen thuộc đối với người Việt Nam với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mà mẹ không thể bỏ qua.

Thực đơn ăn dặm cho bé phát triển toàn diện 3

2.4. Cháo bí đỏ

Nói đến thực đơn cho trẻ ăn dặm không thể không kể đến món cháo bí đỏ. Với vị ngọt nhẹ, dễ nấu và thơm ngon, bí đỏ còn là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé phát triển tốt hơn.

Cháo bí đỏ -thực đơn ăn dặm cho bé 4

3. Khi cho trẻ ăn dặm bố mẹ cần lưu ý điều gì?

Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm bố mẹ cũng cần lưu ý:

+ Không dùng nước lạnh nấu cháo sẽ làm giảm hương vị của cháo

+ Không hâm/ đun cháo nhiều lần làm mất chất khiến cháo không ngon

+ Nên dã đông thực phẩm từ từ và tuyệt đối không rã đông bằng nước nóng hoặc để cháo ở nhiệt độ phòng khiến cháo mất đi các dưỡng chất tốt.

+ Chọn thực phẩm tươi, ngon và theo mùa để đảm bảo

+ Nên tập cho  trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc để trẻ làm quen dần. Ban đầu có thể cho trẻ ăn bột loãng, mịn dần chuyển sang cháo xay hoặc bé có thể tập ăn thô.

*Mức cân nặng trung bình của trẻ từ 1-12 tháng tuổi

Từ 1-3 tháng tuổi: Trung bình tăng 700-800g

Từ 4-6 tháng tuổi: Trung bình tăng 500-600g

Từ 7-8 tháng tuổi: Trung bình tăng >=400g

Từ 9-12 tháng tuổi: Trung bình tăng 300-350g

Trên đây chỉ là một số ý kiến tổng hợp dành cho các mẹ tham khảo về thực đơn ăn dặm cho bé yêu tăng cân và phát triển. Đối với các thực đơn cho bé ăn dặm từ 6-12 tháng bố mẹ có thể tham khảo tại website. Hy vọng bài viết sẽ giúp bố mẹ có những thông tin bổ ích khi con bước vào giai đoạn ăn dặm. Chúc bố mẹ thành công!

Nguồn: Mihi (Tổng hợp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here