Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới và những điều cần biết

0
682

Bạn đã nắm rõ về răng khôn, quá trình mọc răng khôn cũng như dấu hiệu mọc răng khôn chưa? Hãy Reviews mới cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng  này nhé!

Mọc răng khôn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nó gây ra sự đau đớn, khó chịu. Không chỉ vậy, việc mọc răng khôn không hề có giá trị thẩm mỹ vì răng nằm sâu bên trong hàm, chưa kể là có thể gây xô lệch. Các dấu hiệu mọc răng khôn cũng dễ nhận biết nên bạn hoàn toàn có thể chủ động để thăm khám sớm.

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn là răng hàm mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, hay còn được gọi là răng số 8. Những chiếc răng này không mọc ở trẻ nhỏ mà thường là ở người lớn từ 18 tuổi trở lên. Lý do được đặt tên là răng khôn vì chúng mọc khi mọi người đã trưởng thành, khôn lớn có thể nhận thức được trong đó bao gồm các dấu hiệu mọc răng khôn, không nhận lầm dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới với các bệnh lý khác của răng. 

Về hình dáng, răng khôn tương tự với các răng hàm lớn, có mặt phẳng, diện tích lớn và hình dáng khá phức tạp. Đôi khi do mọc lúc đã lớn, răng đã đủ nên không đủ chỗ khiến răng này có thể gây khiến hàm răng bị lệch, xô lẫn nhau, mọc chen vào răng khác,… từ đó khiến miệng bị sưng. 

Ngoài ra, răng khôn còn có thể mọc ngầm, mọc lệch nên khiến nướu răng bị sưng tấy, thức ăn bị đọng lại, gây đau và hôi miệng. Tuy nhiên không phải ai cũng mọc răng khôn do cấu trúc hàm của con người thay đổi sau nhiều năm do chế độ ăn uống.

Răng khôn có thể mọc lệch 45, 90 độ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng, do nó có chức năng không rõ ràng nên sẽ gây nhiều phiền phức. 

2. Biểu hiệu để nhận biết mọc răng khôn

Dấu hiệu mọc răng khôn hay dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới cũng tương tự nhau. Đây đều là những thắc mắc mà hầu hết mọi người quan tâm, ngay cả những người dù hơn 30, 40 chưa từng mọc. Một số biểu hiện thường thấy là:

3d render of wisdom mesial impaction with pericoronitis. Concept of different types of wisdom teeth problems.

2.1. Bị sưng lợi

Đây là biểu hiện mọc răng khôn rõ ràng nhất, thường gặp nhất. Lý do là vì lợi bị sưng do răng mọc có kích thước quá to chen chúc ở dưới nướu, lúc này răng chưa thể trồi lên. Việc sưng lợi làm bạn nhai hay nói cũng khó khăn hơn, cụ thể là hàm nhai sẽ bị lệch khiến bệnh nhân dễ bị cắn vào lưỡi và má. 

2.2. Bị sưng má 

Ngoài những tác động vật lý do va đập mà bản nhận biết được thì khi sưng má từ bên trong, có thể nguyên nhân là do mọc răng khôn. Lợi sưng là cấp độ 1, còn sưng to má đã là một cấp mới. Lúc này răng đã mọc sẽ đâm vào răng số 7 khiến mạch máu bị sưng to, từ đó gây sưng má.

2.3. Bị sốt

Đây cũng là dấu hiệu của mọc răng khôn hàm dưới hay bất kỳ biểu hiện lạ nào trong hàm. Vì đau lâu và đau nhiều sẽ dẫn đến hàm răng bị nhức, phát sốt và nổi hạch quanh cổ. 

2.4. Xuất hiện mủ

Khi có mủ tức là giai đoạn này này cần phải can thiệp điều trị vì răng khôn bị áp xe do mắc kẹt một phần phía dưới, làm thức ăn dắt lại và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm. 

Bạn có thể ấn vào khu vực mọc răng, lúc này trong răng sẽ thấy xuất hiện mủ trắng, có chút máu, lúc này cần phải có can thiệp điều trị ngay. 

2.5. Bị sưng nướu

Với người trưởng thành, xương hàm trở nên cứng không phát triển về kích thước nên khi có dấu hiệu mọc răng nướu sẽ giãn ra, làm phần bề mặt bị sưng mà vùng nướu quanh chân răng cũng bị sưng. Hàm răng cũng trở nên nặng nề, sưng má, khó khăn trong vận động cơ miệng.

2.6. Hơi thở có mùi hôi

Một trong những biểu hiện mọc răng khôn cũng dễ nhầm lẫn đó là hơi thở có mùi hôi. Đó là do khi mọc răng khôn sẽ khiến vùng nướu sẽ bị tổn thương,  mảng bám thức ăn ở vùng răng trong cùng khó vệ sinh gây ra tình trạng có mùi hôi khó chịu.

Quá trình mọc răng khôn diễn ra không liên tục, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khi răng khôn chuẩn bị mọc cho đến khi mọc hoàn toàn thường sẽ là 3 – 5 tháng.

3. Khi mọc răng khôn cần làm gì?

Khi xuất hiện các dấu hiệu mọc răng khôn các bạn cần:

3.1. Kiểm tra răng

Bạn không thể tự soi răng khi ở nhà vì không có dụng cụ chuyên môn cho nên bạn cần tới trực tiếp nha khoa để bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang rồi sau đó thăm khám xem răng khôn mọc thẳng hay mọc lệch. Nếu mọc lệch, mọc ngầm… sẽ phải nhổ răng khôn để loại bỏ cảm giác đau nhức. 

3.2. Vệ sinh răng miệng cẩn thận 

Việc này không chỉ khi mọc răng khôn mới làm, thay vào đó là tăng tần suất, làm sạch đúng cách và thường xuyên hơn. Bạn có thể dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, nước muối để làm sạch mảng bám cũng như thức ăn thừa… để không làm vi khuẩn tích vụ gây bệnh. Bạn cũng không nên đánh răng quá mạnh, thay vào đó nên đánh răng nhẹ nhàng và massage nướu.

3.3. Chế độ ăn uống

Trong thời gian mọc răng khôn, bạn không nên ăn đồ quá cứng hoặc quá dai. Bởi thường với các kiểu đồ ăn này bạn sẽ nhai rối, thức ăn thừa sẽ dính vào vùng có răng khôn. Từ đó, khiến việc vệ sinh khó khăn cũng như khiến răng đau nhức hơn.

Nếu gặp phải các dấu hiệu mọc răng khôn như trên, hãy đến cơ sở nha khoa răng gần nhất để nhanh chóng giảm bớt những khó chịu đau nhức. Nếu chưa kịp đến nha sĩ, bạn cần chườm đá, súc miệng bằng muối, ngậm tỏi, bôi dầu đinh hương… để giảm đau.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here