Hiện nay, người ta dùng bột gỗ để làm ra nhiều sản phẩm khác nhau như giấy, thuốc, nấm,…. Mỗi sản phẩm đều đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống. Bạn đã bao giờ biết về loại vải nào được làm từ gỗ chưa? Chưa biết thì bây giờ bạn sẽ biết. Đó là chất liệu vải mang tên viscose.
Viscose (còn được gọi là Rayon), có mặt trên thị trường 1905, là một loại vải tổng hợp từ bột gỗ của một số loài cây, đó là chất xơ của sợi cenllulosse được tái sinh ở các loại cây như đậu nành, tre, mía. Viscose là sự thay thế hoàn hảo cho vải cotton và polyester, sợi vải mịn, không đàn hồi.
1, Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
– Giá thành rẻ
– Khả năng thoáng khí và hút ẩm cực tốt
– Có thể pha trộn với nhiều loại sợi khác nhau để tạo độ bóng, độ mềm mại và đỡ tốn chi phí
– Có sức đề kháng vừa phải với axit.
– Tương đối nhẹ và không tích điện trong quá trình sử dụng mang đến sự thoải mái cho người dùng
Nhược điểm:
– Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái: Việc cung cấp gỗ để sản xuất ra loại vải này làm nhiều cây gỗ lâu năm bị chặt xuống, rừng tự nhiên bị phá hủy, động vật hoang dã không có nơi cư trú dẫn đến môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của con người sau này.
– Dễ bị giãn và không thể phục hồi nguyên hiện trạng lúc ban đầu.
– Độ bền của vải khá yếu đặc biệt là khi bị ướt
– Dễ cháy, khả năng chống mài mòn kém
– Yêu cầu phải được giặt khô
2, Phân loại
- Vải Viscose thông thường
Đây là loại vải được ứng dụng phổ biến trong quần áo và các đồ nội thất gia đình nhưng rất dễ bị co lại khi ướt, phải sử dụng biện pháp giặt khô thông thường.
- HWM Rayon
Chất liệu này giúp cho quá trình làm bóng hay khâu vệ sinh siễn ra dễ dàng, có khả năng hấp thụ độ ẩm cao. Sản phẩm này giặt bằng máy hoặc giặt khô đều được
- Rayon độ bền cao
Đúng như tên gọi của chất liệu này, độ bền là thế mạnh nổi trội của nó, bởi nó được tráng cao su hoặc tráng một lớp hóa học để kháng ẩm, tăng khả năng ổn định. Đây là chất liệu thường được sử dụng may các sản phẩm như lốp xe và các mặt hàng dệt may công nghiệp đòi hỏi độ bền và chịu lực cao
3, Ứng dụng
Vải viscose thường được ứng dụng phổ biến trong may mặc, trang phục như đồ trượt tuyết, quần áo mặc ở nhà, sơ mi, váy, các loại jacket nhẹ; làm khăn trải giường hoặc rèm cửa.
Trong nhiều trường hợp viscose còn được ứng dụng trong sản xuất giấy bóng kính, vỏ bọc xúc xích,…
4, Cách giặt giũ và bảo quản
– Phải giặt tay và dùng nước lạnh cho các sản phẩm sử dụng loại vải này. Lưu ý tránh vắt hoặc làm xoăn vải.
– Để vải được vắt khô, dùng chiếc khăn bông khô mềm để thấm hết nước trên đó và để khô ngoài trời.
– Do chất liệu bị co giãn và khó trở lại vị trí ban đầu nên giặt máy ở chế độ nhẹ nhàng. Không nên dùng chất tẩy rửa mạnh, mà nên dùng các loại bột giặt dịu nhẹ lành tính.
Chắc là vì lí do gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nên vải viscose ít được sử dụng nhiều như các loại vải khác. Tuy nhiên, không phải là không có, nếu bạn sở hữu trang phục làm từ chất liệu này, bạn sẽ rất hạnh phúc vì mang trên người sản phẩm làm từ thiên nhiên, mang hương vị gỗ của núi rừng. Mong rằng, qua bài viết này, bạn sẽ có hiểu biết nhiều hơn về vải viscose nói riêng và các loại vải khác nói chung.