Hầu hết chúng ta đều không quan tâm hoặc xem nhẹ vấn đề ngủ ngày. Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì cần nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe để có hướng điều trị kịp thời.
Các cơn buồn ngủ kéo đến luôn khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, bạn có biết đây là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe không tốt. Dưới đây là
Chế độ ăn uống không khoa học
Nếu bạn bỏ bữa, cơ thể không nạp đủ lượng calo cần thiết để đảm bảo đủ năng lượng và khoảng thời gian giữa các bữa ăn chính trong ngày là khá dài sẽ gây nên tình trạng hạ đường huyết khiến cơ thể thiếu năng lượng, mệt mỏi buồn ngủ.
Bạn có thể bổ sung các bữa ăn phụ, xen kẽ giữa các bữa ăn chính trong ngày, đặc biệt cần thiết khi bạn cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Các loại thực phẩm, đồ ăn nhanh bổ sung năng lượng cho cơ thể như chuối, bơ, bánh quy giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bơ, đậu phộng và các loại hạt.
Thiếu vitamin
Cơ thể mệt mỏi buồn ngủ là dấu hiệu của việc thiếu vitamin cần thiết như vitamin D, B12, sắt, magie, kali.
Để biết có bị thiếu vitamin hay không, bạn nên kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu định kỳ.
Để khắc phục tình trạng thiếu vitamin, theo các bác sĩ, bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm chức năng – không có tác dụng chữa bệnh hoặc bỏ sung một số loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày để cung cấp nguồn vitamin thiết yếu cho cơ thể một cách tự nhiên như ăn thịt bò, ngao, gan để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin B12.
Thiếu ngủ
Thức khuya ảnh hưởng đến quá trình nạp năng lượng cho cơ thể. Trung bình mỗi đêm, người trưởng thành cần ngủ từ 7 – 9 tiếng. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ngủ muộn sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu ngủ.
Hãy tạo cho mình thói quen ngủ và nghỉ ngơi khoa học để tăng cường năng lượng cho cơ thể. Bạn hãy tập cho mình thói quen đi ngủ sớm hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách bố trí phòng ngủ thật thoải mái, yên tĩnh, trước khi đi ngủ cần tránh một số hoạt động không có lợi như các bài tập thể dục quá sức hoặc sử dụng các thiết bị điện tử.
Nếu áp dụng những phương pháp trên không cải thiện được tình trạng mất ngủ thì bạn cần đi kiểm tra sức khỏe sớm để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.
Thừa cân
Thừa cân cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ. Trọng lượng cơ thể tăng, bạn sẽ cảm thấy việc di chuyển và hoạt động như leo cầu thang hay làm việc nhà không nhanh nhẹn.
Giảm cân cũng là cách giúp cơ thể nạp thêm năng lượng tích cực. Đầu tiên bạn có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng, đơn giản như bơi lội, đi bộ và tăng dần cho vừa với sức khỏe và thể trạng của mình. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại trái cây tươi, rau, hạn chế đồ ăn nhiều đường, chất béo và đồ ăn vặt.
Ít vận động
Hoạt động thể chất giúp cơ thể tràn đầy năng lượng. Vì vậy, kh bạn không thường xuyên vận động, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và buồn ngủ.
Trong một nghiên cứu về việc ít vận động ở phụ nữ khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi ra sao. Nghiên cứu thực hiện với 73 người cho thấy, những người ít vận động thường cảm thấy mệt mỏi hơn những người thường xuyên vận động. Điều này cho thấy rằng, tăng cường các hoạt động thể chất luôn giúp cơ thể dồi dào năng lượng và tràn đầy sức sống.
Căng thẳng
Tình trạng căng thẳng mãn tính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như căng cơ, đau đầu, các bệnh lý về dạ dày và luôn cảm thấy mệt mỏi.
Để chống lại những căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh rác các hormone cortisol và adrenaline. Nếu tình trạng căng thẳng ở mức nhẹ thì không đáng lo, tuy nhiên, tình trạng căng thẳng mạn tính kéo dài hoặc liên tục sẽ khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ, kiệt sức.
Vì vậy, chúng ta nên học cách kiểm soát sự căng thẳng giúp cơ thể có thêm nguồn năng lượng tích cực. bạn hãy bắt đầu việc này bằng cách đặt ra các giới hạn, tạo lập những mục tiêu và thực hành. Hít thở sâu và thiền định cũng là các phương pháp giúp chúng ta giữ được bình tĩnh khi gặp các tình huống căng thẳng.
Trầm cảm
Khi bạn cảm thấy chán nản, cơ thể thiếu năng lượng và mệt mỏi vì trầm cảm, bạn nên đến các chuyên khoa để khám và tìm lời khuyên từ các bác sĩ để có lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có thể điều trị chứng trầm cảm bằng thuốc chống trầm cảm, chống lo âu hoặc thăm khám và điều trị bệnh tại các chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Ngoài ra, còn có phương pháp tâm lý trị liệu có tên là liệu pháp nhận thức hành vi giúp người bệnh quên đi những suy nghĩ tiêu cực – nguyên nhân khiến tâm trạng không tốt cũng như dẫn đến tình trạng trầm cảm.
Rối loạn giấc ngủ
Đây là một trong các nguyên nhân cơ bản khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ. Nếu sau một vài tuần mà bạn thấy cơ thể thiếu năng lượng khi đã điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học hơn, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên điều trị về giấc ngủ để khắc phục tình trạng này.
Rối loạn giấc ngủ cũng giống như tình trạng ngừng thở khi ngủ, chúng đều khiến cơ thể mệt mỏi. Ngừng thở khi ngủ là tình trạng nhịp thở của bạn ngừng lại trong khi ngủ. Điều này khiến cơ thể và não bộ không nhận đủ oxy vào ban đêm, nên ban ngày bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Ngừng thở khi ngủ là tình trạng rất nghiêm trọng, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý như huyết áp cao, đau tim, kém tập trung, nặng hơn là bị đột quỵ. Lúc này, người bệnh cần dùng đến máy thở CPAP hoặc thuốc để khắc phục chứng ngừng thở khi ngủ.
Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Nếu thường xuyên cảm thấy mệt do mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính không rõ nguyên nhân và dù có ngủ đủ giấc cũng không cải thiện tình trạng này. Bác sĩ điều trị sẽ loại một số vấn đề sức khỏe khác trước khi chẩn đoán. Phương pháp điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính này chủ yếu là luyện tập, chăm sóc sức khỏe thể chất. Bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp với sức mình cũng giúp bạn thấy tốt hơn và cải thiện năng lượng tốt hơn.
Đau cơ xơ hóa
Tình trạng này gây đau cơ và ảnh hưởng đến các mô mềm, đồng thời khiến cơ thể luôn mệt mỏi. Vì các cơn đau mà một số bệnh nhân thường bị mất ngủ về đêm, điều này khiến cơ thể họ luôn mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.
Lúc này người bệnh cần dùng đến thuốc giảm đau để làm giảm triệu chứng của bệnh và cải thiện tình trạng mất ngủ, hoặc làm vật lý trị liệu, tập thể dục để cải thiện sức khỏe.
Sử dụng thuốc
Đôi khi thuốc uống cũng khiến bạn mệt mỏi. hãy nhớ lần đầu tiên bạn thấy mệt mỏi vào ban ngày, có phải khi đó bạn bắt đầu dùng một loại thuốc mới hay không.
Bạn nên kiểm tra nhãn thuốc xem mệt mỏi có phải là tác dụng phụ thường gặp hay không, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng loại thuốc thay thế hoặc giảm liều được hay không.
Bệnh tiểu đường
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi cũng là biểu hiện của bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân bị tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin làm tăng đường huyết, ảnh hưởng đến độ tập trung, làm bạn mệt mỏi, dễ cáu kỉnh.
Bạn cần đi khám bệnh để cải thiện sức khỏe nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài. Mệt mỏi cũng chính là biểu hiện của một vài bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh tim, ung thư.