Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

0
499
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là gì? 1

Tại sao trẻ đổ mồ hôi trộm? Mồ hôi trộm là gì? Trẻ đổ mồ hôi nhiều có đáng lo không? Mời bạn cùng đọc bài viết sau:

1. Mồ hôi trộm là gì?

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng thường gặp khi bé ngủ vào ban đêm làm bé ngủ không sâu, bé giật mình và dễ thức giấc, hay quấy khóc. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ hay thấy ở các vị trí sau gáy, đầu, lưng, nách, háng. 

Mồ hôi trộm ở trẻ cũng có thể do phòng ngủ nóng, bé đắp nhiều chăn hoặc mặc nhiều quần áo. Nếu việc đổ mồ hôi trộm thường xuyên sẽ làm trẻ dễ mất nước và muối, lâu dần cơ thể sẽ thấy mệt mỏi. 

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là gì? 1

2. Phân loại mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ có 2 loại là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm vật lý

♦ Mồ hôi trộm sinh lý: Do quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh hơn so với người lớn nên mồ hôi ra nhiều để giúp trẻ tỏa nhiệt.

♦ Mồ hôi trộm bệnh lý: Do trẻ mắc bệnh còi xương trẻ thường đổ mồ hôi khi bú mẹ, sau khi ngủ. Ngoài việc đổ mồ hôi trộm trẻ còn có một số dấu hiệu như ăn uống kém, thóp liền chậm.

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là gì? 2

3. Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi trộm

♦ Do thiếu vitamin D: Thường gặp ở trẻ sinh non, còi xương, rối loạn tiêu hóa, trẻ nhiễm khuẩn nên dễ đổ mồ hôi trộm nhiều:

♦ Mắc bệnh tim bẩm sinh: Với những trẻ có bệnh lý tim mạch thường xuyên đổ mồ hôi khi ngủ và khi hoạt động nhiều. 

♦ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS: Phòng ngủ bí, nóng, không khí không lưu thông dễ dẫn tới hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS, bé ngủ li bì, ra mồ hôi nhiều.

♦ Chứng ngưng thở khi ngủ: Đối với trẻ sinh non, chứng ngưng thở khi ngủ kéo dài 20 giây, da tái nhợt, thở khò khè, ra nhiều mồ hôi.

♦ Tăng tiết mồ hôi: Thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ mặc dù nơi ở thoáng mát, nhưng trẻ vẫn ra nhiều mồ hôi. 

đổ mô hôi trộm là gì 4

4. Khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm ở đầu và lưng cho trẻ

♦ Cung cấp dinh dưỡng cho trẻ: Giúp trẻ phát triển tốt, cân bằng dinh dưỡng, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ có  đường, nóng trong.

♦ Bổ sung vitamin D và khoáng chất: Cải thiện tình trạng mệt mỏi ở trẻ. Bổ sung đầy đủ vitamin D giúp trẻ hấp thu canxi tốt.

♦ Để nơi ở thoáng mát, sạch sẽ: Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, dọn deph phòng sạch sẽ để hạn chế trẻ ra mồ hôi trộm.

♦ Tắm hoặc lau mồ hôi cho trẻ: Giảm tình trạng trẻ bị ngứa khi da mồ hôi. Không tắm khi trẻ đang đổ mồ hôi. 

♦ Uống nước đầy đủ: Có thể bổ sung nước lọc, nước trái cây hoặc sữa vào ngày nóng hàng ngày cho bé để bù nước khi cơ thể ra nhiều mồ hôi.

Ngoài những gợi ý trên nhiều bố mẹ còn có những mẹo chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ bằng các biện pháp dân gian như tắm nắng, dùng rau ngót giảm đổ mồ hôi trộm, uống nước lá lốt, rau hẹ hay rau diếp cá cũng được nhiều người áp dụng. Đây cũng là những loại rau lành tính nên bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng đúng với từng lứa tuổi của trẻ. 

Bài viết “Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là gì? đã giúp bố mẹ hiểu hơn về những biểu hiện ra mồ hôi trộm ở trẻ để bố mẹ có thể chăm sóc con yêu tốt hơn. 

Nguồn: Mai Thảo (Sưu tầm)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here